10+ Những điều cần biết trước khi Trám răng

Trám răng là một kỹ thuật phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu được hết về những thông tin của nó. Vì vậy thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích giúp răng bạn đạt được hiệu quả cao. 

Trám răng tuy không quá phức tạp nhưng nó đòi hỏi phải có kỹ thuật và chuyên môn cao thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Đồng thời không gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải hiểu biết một số vấn đề trước khi thực hiện để răng được bảo vệ một cách tốt nhất.

Trám răng là phương pháp gì?

Đây có thể gọi là phương pháp hàn răng vì thực chất đó là quá trình tráng mô răng thật đã bị mất đi bằng vật liệu nha khoa. Mô răng bị mất có thể do nguyên nhân mắc bệnh lý hoặc bị va đập, tai nạn,… sử dụng lực quá mạnh vào răng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp thực hiện hàn răng tùy theo độ phù hợp của mỗi người.

Có những cách trám nào hiện nay?

Hiện nay, có nhiều cách trám hàn răng nhưng trong đó có 2 kỹ thuật trám là được áp dụng nhiều nhất đó là trám trực tiếp và trám gián tiếp. Mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm riêng.

Kỹ thuật trám trực tiếp

Phương pháp này sử dụng vật liệu phổ biến là amalgam và composite trám trực tiếp lên mô răng và được đông cứng dưới tác dụng của đèn Laser hoặc halogen. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện khá nhanh chóng và mức chi phí  thấp.

Kỹ thuật trám gián tiếp Inlay/Onlay 

Đây là kỹ thuật trám phức tạp và gần như tương tự như bọc răng sứ chỉ khác là không cần mài. Phương pháp này hạn chế số lượng răng, thường chỉ được áp dụng cho răng hàm. 

Cách thực hiện như sau: Đầu tiên nha sĩ sẽ lấy dấu răng và gửi về labo chế tạo miếng trám. Sau sau đó gắn trở lại chỗ răng khuyết của bạn. Kỹ thuật này cần đến ít nhất 2 lần thăm khám để đảm bảo độ bền và mức chi phí cao hơn.

Chuẩn bị gì khi trám răng?

Người bệnh cũng cần chuẩn bị một số điều trước khi tiến hành thăm khám để thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện các kỹ thuật trám:

  • Đánh răng, súc miệng thật sạch.
  • Trong khi trám, nếu cảm thấy khó chịu thì cần báo cho nha sĩ bằng cách ra hiệu bằng tay.
  • Nếu trám thường, 2h giờ mới được ăn uống đảm bảo thời gian đông đặc cho chất liệu trám. Còn nếu là trám laser thì không phải kiêng ăn nhai.

  • Nếu trám có đặt thuốc diệt tủy, cần đến đúng ngày hẹn.

Vật liệu trám

Một số chất liệu phổ biến được sử dụng cho việc hàn trám đó là:

  • Hỗn hợp Amalgam: Có thể gọi là trám bạc vì có màu giống như màu bạc.
  • GIC: là chất liệu glass ionomer cement.
  • Hợp kim và kim loại quý.
  • Composite: Thường được dùng cho trám thẩm mỹ do có màu gần giống với màu răng.

Lưu ý gì khi trám?

  • Nếu sau khi trám và trở về nhà, nếu thấy có dấu hiệu bất thường như khó chịu, đau nhức thì cần báo lại cho bác sĩ để tái khám.
  • Phương pháp này chỉ là bồi đắp thêm mô răng nhân tạo vào khoảng trống khi mô răng thật bị mất mà hoàn toàn không vào sâu trong răng. Chính vì thế mà nó không làm hết sâu răng nên bạn cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt.
  • Phải biết cách chăm sóc để miếng trám không bị bong tróc và hạn chế vi khuẩn tiếp tục tấn công và gây sâu răng trở lại.

Trám răng thẩm mỹ

Đây là phương pháp đơn giản nhưng có tác dụng phục hồi khiếm khuyết của men do bị sâu răng hoặc răng thưa. Vật liệu thường dùng đó là hỗn hợp trám chì và composite.

Nó không chỉ giúp khôi phục lại hình dạng ban đầu mà còn giúp phục hồi chức năng cho cả hàm. Hơn nữa còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho những chiếc răng xỉn màu.

Toàn bộ quy trình  thường không gây đau, không chảy máu và thời gian cũng nhanh chóng, bạn chỉ cần thực hiện 1 lần là có được một bộ răng đẹp.

Miếng trám có bền hay không?

Nếu trám bằng vật liệu composite hay amalgam thì thường có độ bền không cao. Sau một thời gian, nó có thể bị bong tróc do độ dính bám không cao. Do đó, bạn có thể sẽ cần hàn lại nhiều lần.

Tuy nhiên, nếu sử dụng kỹ thuật Inlay/Onlay thì hiệu quả có thể duy trì khá lâu, có thể khoảng 5-7 năm, ăn nhai ổn định.

Với những công nghệ ngày càng mới và hiện đại sẽ giúp tăng cường tính thẩm mỹ và bền bỉ cho răng, cải thiện chức năng ăn nhai dễ dàng. Hơn nữa còn không khiến cho bệnh nhân có cảm giác ê nhức, đau buốt nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. 

Quy trình trám răng

Bạn cũng cần tìm hiểu về quy trình thực hiện hàn răng để có sự phối hợp ăn ý với nha sĩ và duy trì hiệu quả lâu dài.

Thăm khám và xử lý bệnh lý

Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho răng và thông báo về bệnh lý của răng đồng thời sửa soạn răng hỏng. Sau đó xác định vị trí cần nạo vét và sử dụng dụng cụ được thanh trùng để vệ sinh chất bẩn.

Gây tê

Đây là công đoạn bắt buộc cần phải có trước khi quá trình trám. Vì vậy, nếu nha sĩ bỏ qua công đoạn này thì chắc chắn nơi bạn thực hiện không uy tín và hiện tượng ê buốt có thể sẽ xuất hiện sẽ rất nguy hiểm.

Hàn trám tạm thời

Tiếp theo đó, nha sĩ sẽ trám miếng trám tạm thời lên răng và hẹn tái khám để kiểm tra xem ổ sâu đã được hoàn thiện chưa.

Tái khám và tiến hành trám vĩnh viễn

Thường chỉ sau 1 tuần, nếu vị trí răng sâu không có biểu hiện đau nhức thì tức là đã sạch sâu hoàn toàn. Lúc này sẽ đến công đoạn bóc miếng trám tạm thời và dùng vật liệu trám lên răng vĩnh viễn.

Tiếp theo bác sĩ sẽ chiếu đèn laser để miếng trám đông đặc bền chặt với mô răng cũ.

Hoàn thành điều trị và tư vấn cách chăm sóc răng miệng

Như vậy là đã hoàn thành việc điều trị và bác sĩ sẽ tư vấn các cách thực hiện chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Làm thế nào để giữ miếng bám lâu dài?

Như đã nói ở trên, việc hàn răng không phải là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh sâu răng. Vì thế. nếu không biết cách giữ gìn răng miệng thì răng có thể bị sâu trở lại. 

Cách tốt nhất đó là bạn nên chải răng 2-3 lần/ ngày với bàn chải lông mềm và kem có chứa flour. Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng và súc miệng bằng nước sạch. Đồng thời không sử dụng thực phẩm nhiều đường và nước có gas.

Bạn cũng nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thức ăn quá cứng, dai hoặc chứa nhiều axit. Nếu là răng cửa thì cần hạn chế thực phẩm sẫm màu thay vào đó có thể dùng ống hút và súc miệng sạch sau ăn.

Vì sao Nha Khoa Trồng Răng Implant được nhiều người tin tưởng?

Để việc hàn trám thành công thì không chỉ thực hiện đúng cách mà còn cần cả vật liệu và công nghệ thực hiện phù hợp. Những kỹ thuật cũ thường gây đau nhức, ê buốt, chảy máu và miếng trám dễ bong. Nhận thấy những dấu hiệu không tốt này của công nghệ cũ, Nha Khoa Trồng Răng Implant đã áp dụng công nghệ Laser Tech hoàn toàn mới kết hợp với đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.

Công nghệ mà chúng tôi sử dụng có thể khắc phục nhược điểm ê buốt của công nghệ cũ, xua tan nỗi lo trám răng đau của nhiều người. Hơn nữa, ánh sáng Laser dịu nhẹ có công dụng làm mát và mùi thơm nên bệnh nhân có thể được thư giãn trên ghế.

Các vật liệu, dụng cụ và phòng khám của chúng tôi luôn được khử trùng tuyệt đối nên có thể hạn chế tối đa các căn bệnh truyền nhiễm. Đồng thời chi phí cam kết phù hợp với chất lượng dịch vụ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Trám răng là một trong những điểm mạnh của Nha Khoa Trồng Răng Implant được nhiều khách hàng đánh giá cao nên chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

  • Đặt lịch hẹn
  • Hệ thống nha khoa
  • 1900077791
  • 1900077791