Sâu răng là gì? Có nên trám răng sâu hay không?

Sâu răng là gì? Có nên trám răng sâu hay không là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm về bệnh sâu răng và cách điều trị chúng. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy dành ra ít phút để đọc bài viết này nhé!

Bệnh sâu răng là gì?

sâu răng có tự khỏi được không

Sâu răng là gì

Bệnh sâu răng là một bệnh lý về răng do tổn thương mất phần mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng. Và  hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng là sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn trong miệng và ăn vặt thường xuyên, cũng như sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng thường xuyên không tốt. 

Sâu răng được coi là một trong những vấn đề về răng miệng phổ biến nhất thế giới. Đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh. Bệnh sâu răng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời. Thì  tình trạng bệnh càng nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Chúng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Khi bị sâu răng bạn cần thăm khám bác sĩ để đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên. 

Nguyên nhân và tình trạng phát triển của  sâu răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng và tình trạng sâu răng sẽ phát triển dần theo thời gian chứ không giữ nguyên trạng thái ban đầu.  Trong đó một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng phải kể đến là:

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng là do mảng bám dính lên răng do ăn nhiều đường và đồ ngọt cũng như tinh bột nhưng lại không làm sạch răng. Khi đường và tinh bột không được làm sạch đúng cách sẽ là môi trường để vi khuẩn sinh sôi và nhanh chóng bắt đầu ăn chúng. Điều này hình thành mảng bám. Mảng bám trên răng có thể cứng lại dưới hoặc trên đường viền nướu thành cao răng. Vôi răng làm cho mảng bám khó để loại bỏ hơn và tạo ra một lá chắn cho vi khuẩn.
  • Mảng bám thức ăn có chứa các axit loại bỏ các khoáng chất trong men răng cứng, bên ngoài của răng. Điều này gây xói mòn răng và gây ra các lỗ nhỏ li ti trên răng. Đây chính là giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Một khi men răng bị bào mòn, vi khuẩn và axit có thể đến lớp răng tiếp theo, được gọi là ngà răng. Lớp này rất mềm mềm hơn cả lớp men răng và ít kháng axit. Ngà răng có các ống nhỏ tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh của răng gây ra sự nhạy cảm.

Tình trạng phát triển của bệnh

tình trạng phát triển của bệnh sâu răng

Sâu răng lúc đầu chỉ là các đốm nhỏ li ti, sau một thời gian răng sâu phát triển các vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển qua răng. Di chuyển bên cạnh vật liệu răng bên trong (tủy) có chứa dây thần kinh và mạch máu. Lúc này khiến cho buồng tủy bị sưng và mở rộng bên trong răng và dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến đau nhức khi bạn bị sâu răng.

Có nên trám răng bị sâu không

Sâu răng là một căn bệnh rất phổ biến và chiếm đến khoảng 60 – 70 % các bệnh lý thường gặp về răng miệng. Theo như các nghiên cứu thì hầu như bất kỳ ai cũng sẽ bị sâu răng ít nhất một lần trong đời. Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ gây đau nhức, dần dần dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương đến tủy răng, nghiêm trọng sẽ làm mất răng.

Cơ cấu diễn biến của loại bệnh này chính là sự tấn công của những vi khuẩn có sẵn bên trong khoang miệng lên các mảng bám thức ăn ở xung quanh răng (đặc biệt là đường và tinh bột) và tạo thành những chất axit, chất axit này sẽ hình thành nên những lỗ sâu màu đen và ăn mòn dần cấu trúc của răng. Vậy thì có nên trám răng sâu hay không? 

Theo các bác sĩ thì đối với những ai bị răng sâu thì hàn hay trám răng sẽ là biện pháp điều trị sâu răng hiệu quả. Phương pháp này cho phép ngăn chặn sự phát triển của vết sâu chỉ sau 15-20 phút bằng cách trám bít vật liệu nha khoa chuyên dụng vào chỗ răng sâu.

Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Thông thường, trám răng được chỉ định trong các trường hợp răng chớm sâu hoặc đã hình thành lỗ sâu nhưng chưa vỡ, mẻ quá nhiều. Trám răng cơ bản là một thao tác đơn giản và không xâm lấn nhiều đến răng nên không gây đau nhức, ê buốt nhiều. Tuy nhiên trong một số trường hợp răng bị đau, các bác sĩ trước khi tiến hành trám răng sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để nạo sạch và vết sâu răng. Điều này giúp hạn chế tình trạng răng bị sâu trở lại. 

Việc trám răng có thể gây đau nhức một chút cho bệnh nhân xong bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ. Chính vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm khi trám răng mà không phải sợ đau nhức nhiều trong quá trình điều trị.

Quy trình trám răng sâu tại Nha khoa Trồng Răng Implant

Quy trình trám răng sâu

Trám răng sâu tại Trồng Răng Implant sẽ được thực hiện theo 4 bước cơ bản như sau: 

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Tại bước này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và xác định các mức độ tổn thương của răng cần trám. Sau đó cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Dựa trên kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp.

Bước 2: Tiến hành một số thủ thuật trong khoang trám

Bước này bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và tiến hành khoan một đường nhỏ trên thân răng thông qua ống tủy. Sau đó tiến hành nạo sạch những mô tủy bị hư hại. Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh sạch ống tủy và chụp phim X – Quang lần nữa, để xác định xem còn tủy viêm trong ống hay không. Đây là một trong những bước quan trọng đối với quy trình trám răng, vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ tiếp tục hình thành và răng không được điều trị dứt điểm.

Bước 3: Tiến hành so sánh màu sắc của răng

Cách hàn răng sâu tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng, giúp bác sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.

Bước 4: Tiến hành đặt khuôn trám và dùng chỉ co  nướu

Chỉ sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.

Bước 5: Tiến hành trám răng

Tiến hành quy trình trám răng theo các bước tiêu chuẩn bao gồm: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).

Bước 6: Kiểm tra lại răng đã được trám

Sau khi hoàn tất các bước trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn

Trên đây là những thông tin về bệnh sâu răng, nguyên nhân và cách điều trị răng sâu hiệu quả. Với quy trình về quá trình trám răng và các thông tin về bệnh sâu răng mà chúng tôi cung cấp hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này của răng. Từ đó có phương pháp chăm sóc răng miệng hợp lý tránh tình trạng vệ sinh răng không sạch là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. 

Nếu bạn đang bị sâu răng vậy thì hãy đến ngay các phòng khám răng miệng để gặp bác sĩ tư vấn về tình trạng của mình. Nếu bạn đang quan tâm đến các dịch vụ điều trị răng sâu của Trồng Răng Implant thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

  • Đặt lịch hẹn
  • Hệ thống nha khoa
  • 1900077791
  • 1900077791