Trám răng là gì? Răng sâu có nên đi trám không?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp giúp phục hình tính thẩm mỹ của răng, trong đó có phương pháp trám răng. Vậy trám răng là gì, được thực hiện như thế nào?

Mục lục nội dung
1. Trám răng là gì?
2. Những trường hợp nào nên trám răng
3. Các loại vật liệu trám răng hiện nay
 3.1 Vật liệu trám răng Amalgam
   3.2 Vật liệu trám răng kim loại quý
   3.3 Trám răng composite
4. Phương pháp trám răng được thực hiện như thế nào?
5. Vậy răng bị sâu có nên trám răng hay không?

1. Trám răng là gì?
Trám răng là một kỹ thuật được sử dụng trong nha khoa, nhằm khôi phục lại những răng bị sâu, hư tổn bằng những vật liệu chuyên dụng như: amalgam, composite,.. giúp lấy lại tính thẩm mỹ cho răng và ngăn ngừa các bệnh lý tái phát.


2. Những trường hợp nào nên trám răng
Dưới đây là một số trường hợp cụ thể có thể áp dụng phương pháp trám răng như:
– Răng bị nứt, mẻ do tổn thương, va đập.
– Các mô răng bị phá hủy do sâu răng, viêm tủy
– Khoảng cách giữa các răng bị thưa, tạo thành khoảng trống vừa gây mất thẩm mỹ, vừa làm cho thức ăn dễ bị nhét vào, dẫn đến mắc các bệnh lý răng miệng khác.
– Răng bị mòn do quá trình ăn nhai hoặc do quá trình vệ sinh răng không đúng cách.

3. Các loại vật liệu trám răng hiện nay
Các chất liệu trám răng hiện nay vô cùng đa dạng, mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, tùy vào nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng mà lựa chọn cho mình một loại vật liệu trám răng phù hợp.

3.1 Vật liệu trám răng Amalgam
Vật liệu này có khả năng khắc phục các khuyết điểm của răng vô cùng hiệu quả. Giúp khôi phục chức năng ăn nhai bền chắc và vô cùng an toàn đối với cơ thể. Thời gian thực hiện nhanh chóng và chi phí khá rẻ. Tuy nhiên, vật liệu này có tính thẩm mỹ chưa cao nên thường chỉ dùng trám những răng ở vị trí răng hàm nhai.

3.2 Vật liệu trám răng kim loại quý
Ưu điểm nổi trội của loại vật liệu này đó là có độ bền khá tốt, bởi các kim loại quý có độ cứng chắc rất cao. Do đó, tuổi thọ của mảng trám khá lâu và khó bị bong tróc khi ăn nhai. Tuy nhiên, loại vật liệu này có tính thẩm mỹ chưa cao, do màu của kim loại khác với màu răng thật.

3.3 Trám răng composite
Loại vật liệu trám này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với Amalgam và kim loại quý, bởi vật liệu composite có màu sắc hài hòa so với răng thật, mang lại hiệu quả thẩm mỹ khá cao. Bên cạnh đó, loại vật liệu này cũng có tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng cho răng và nướu. Tuy nhiên, độ bền của composite chưa cao, dễ bị bong tróc khi ăn nhai mạnh.
Ngoài ra còn có các vật liệu trám khác như Inlay/ Onlay với vật liệu sứ, trám răng bằng GIC,…
Để biết được tình trạng răng sâu của bạn phù hợp với loại vật liệu trám răng nào, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tư vấn lựa chọn phương pháp chính xác nhất.

4. Phương pháp trám răng được thực hiện như thế nào?
Tại các nha khoa uy tín, quy trình trám răng được thực hiện qua 6 bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng để xác định vị trí răng cần trám, sau đó lựa chọn phương pháp và vật liệu trám răng sao cho phù hợp.

Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị phần răng bị hư tổn, lấy sạch những mô bị hư hại. Vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ hình thành và tiếp tục tấn công răng miệng.

Bước 3: So màu răng
Bác sĩ sẽ xem màu sắc của răng để lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám, nhằm đem lại hiệu quả thẩm mỹ tối đa

Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu
Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.

Bước 5: Tiến hành trám răng
Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng vật liệu trám để khắc phục phần răng hư tổn, giúp khôi phục chức năng ăn nhai và hiệu quả thẩm mỹ

Bước 6: Hoàn tất quy trình trám răng
Tiến hành đánh bóng miếng trám, kiểm tra lại xem miếng trám có gây cộm, cấn gì hay không. Sau đó kết thúc quá trình trám răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà.

6. Vậy răng bị sâu có nên trám răng hay không?
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng mà có thể bắt gặp ở hầu hết độ tuổi nào. Khi sâu răng hình thành, không chỉ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu mà thẩm mỹ của răng cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Có hai giải pháp thường được dùng trong nha khoa để phục hình thẩm mỹ cho răng sâu đó là bọc răng sứ và trám răng.
Phương pháp trám răng thường được chọn khi răng chỉ bị sâu ở mức độ nhẹ, hư tổn ít. Bác sĩ sẽ trám lại lỗ sâu để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công.
Còn phương pháp bọc răng sứ thường được dành cho các răng bị sâu nặng, hư tổn nhiều.

Do đó, để biết được tình trạng răng sâu của bạn phù hợp với phương pháp trám răng hay bọc sứ, bạn nên đến trực tiếp địa chỉ nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra mức độ răng sâu của bạn là nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Đặt lịch hẹn
  • Hệ thống nha khoa
  • 1900077791
  • 1900077791